Các chứng rối loạn thần kinh

Feb 28, 2009 23:50

01. Paranoid Personality Disorder = Chứng hoang tưởng

Người mắc chứng này không tin người khác, luôn luôn nghi ngờ người ta có mục đích xấu. Người mắc chứng hoang tưởng thường tin vào hiểu biết và khả năng của bản thân mình quá đáng, đồng thời tránh các quan hệ thân mật. Họ bới móc ẩn ý trong tất cả mọi việc; với họ, suy nghĩ xấu xa cũng ngang bằng hành động tội lỗi. Luôn luôn thử thách lòng trung thành của bạn bè và người thân/yêu, thường tỏ ra lạnh nhạt và xa cách. Họ thường đổ lỗi cho người khác và có xu hướng thù dai.

Triệu chứng: Không sẵn lòng tha thứ một khi đã bị xúc phạm. Quá nhạy cảm với việc mình xuống phong độ. Không có lòng tin vào người khác, luôn luôn tự mình dựa vào mình. Đổ lỗi cho người khác. Tự mình làm khổ mình vì tự tưởng tượng ra việc bị phản bội. Ngoan cố và hiếu thắng khi động đến quyền lợi của bản thân. Nghi ngờ quá đáng.

Thông tin thêm: Bệnh này vô cùng khó chữa, vì bệnh nhân không tin tưởng vào thuốc trị liệu. Cần kết hợp thuốc và liệu pháp tâm lý.

02. Schizoid Personality Disorder = Chứng loạn thần kinh

Người bị chứng loạn thần kinh tránh các mối quan hệ và không thể hiện nhiều cảm xúc. Không giống những người bị chứng xa cách, người bị loạn thần kinh bản thân sinh ra thích cô đơn và không hề có ý muốn thầm kín là được mọi người yêu thích. Họ có xu hướng tìm những công việc tránh tiếp xúc xã hội. Kỹ năng giao tiếp xã hội của họ thường kém và không cần sự chấp nhận hay chú ý cho lắm. Người khác nhìn nhận họ là những người xa cách, nhàm chán, hay còn gọi là loại người “thui thủi một mình”.

Triệu chứng: Khả năng giao tiếp kém. Dù có bị khiêu khích, họ cũng khó thể hiện được sự giận dữ. tâm lý luôn là “một mình”, tránh các tình huống xã hội. Xuất hiện trước mắt mọi người luôn xa cách, không vướng bận. Hứng thú tình dục thấp. Không mấy phản ứng với lời khen, chê.

Thông tin thêm: Cần phải phân biệt rõ chứng này với chứng xa cách. Những người xa cách khi ở trong các tình huống xã hội sẽ cảm thấy lo lắng và mong muốn hòa nhập, trong khi những người loạn thần kinh chỉ đơn thuần muốn được yên thân một mình.
Chứng này thường xuất hiện nhiều hơn và nghiêm trọng hơn ở nam giới. Bệnh nhân thường không tự tìm cách điều trị, mà thường được sự cứu giúp của những người yêu thương.

03. Schizotypal Personality Disorder = Chứng rối loạn nhân cách

Nhiều người cho rằng đây là một dạng nhẹ của rối loạn thần kinh. Người mắc bệnh này có cách nhận thức và suy nghĩ kỳ quặc, thường tìm cách xa lánh người khác. Đôi lúc họ tin rằng họ có trực giác nhạy, hoặc là những sự kiện chả liên quan gì với họ hóa ra lại mang ý nghĩa quan trọng nào đó. Họ thường hành động kỳ dị và khó có thể tập trung trong thời gian dài. Cách nói chuyện của họ thường quá phức tạp và khó mà nắm bắt được.

Triệu chứng: Diện mạo hoặc cách ứng xử khác người hoặc kỳ dị. Mê tín hoặc luôn bận tâm tới các hiện tượng khác thường. Cách nói chuyện khó nắm bắt. Luôn cảm thấy bất an khi tiếp xúc ngoài xã hội. Nghi ngờ + hoang tưởng. Có đức tin kỳ quái, hoặc ý nghĩ hướng về những gì thần thông quảng đại. Có vẻ nhát, tách xa, hoặc nhún nhường người khác.

Thông tin thêm: Hiện tại chưa có thông tin gì thêm.

04. Antisocial Personality Disorder = Chứng rối loạn nhân cách phản xã hội

Người ta thường có quan niệm sai lầm rằng chứng phản xã hội để chỉ những người có kỹ năng giao tiếp xã hội kém, nhưng hóa ra lại là ngược lại. Chứng phản xã hội là để chỉ những người thiếu lương tâm. Những người bị chứng phản xã hội có xu hướng phạm tội. Họ tin rằng những nạn nhân của mình là những kẻ yếu đuối, đáng bị lợi dụng. Chứng phản xã hội có xu hướng ăn cắp và nói dối. Thường thì những người phản xã hội tiêu tiền không suy tính nhiều, và hành động mà không nghĩ đến hậu quả. Họ thường thô lỗ và quan tâm đến lợi ích của mình hơn của người khác.

Triệu chứng: Không quan tâm tới tình cảm của người khác. Hấp tấp và thiếu trách nhiệm với việc quyết định. Thiếu sự ăn năn về những tổn thương gây ra cho người khác. Dối trá, ăn cắp, và những hành động tội phạm khác. Không coi trọng sự an toàn của mình và người khác.

Thông tin thêm: Phần lớn tội phạm ở tù đều mắc phải một mức độ nhất định của chứng phản xã hội. Điều trị rất khó khăn, dù triệu chứng giảm dần cùng tuổi tác.

05. Borderline Personality Disorder = Chứng rối loạn phân định nhân cách

Người mắc chứng này có trạng thái tình cảm không ổn định, nhận thức về bản thân kém (nôm na là không biết mình là ai XD). Họ có xu hướng tình cảm thất thường và hay giận dữ. Thông thường sẽ trút giận lên chính mình, tự làm bản thân bị thương. Có nguy cơ tự tử và hành vi tự tử cao. Suy nghĩ trắng đen rạch ròi, thường tạo dựng các mối quan hệ căng thẳng, hướng đến nhiều mâu thuẫn. Dễ dàng nổi nóng khi không đúng như mong đợi.

Triệu chứng: Tự mình làm mình bị thương, hoặc tìm cách tự tử. Cảm giác giận dữ, hoang mang, hoặc trầm cảm nặng nề kéo dài trong nhiều giờ. Hành động bốc đồng. Lạm dụng chất cồn hoặc ma túy. Cảm thấy giá trị bản thân quá thấp. Quan hệ với bạn bè, gia đình, người yêu rất không ổn định.

Thông tin thêm: Chứng bệnh này được đặt tên như vậy là vì bản thân nó cận kề với chứng rối loạn tinh thần. Chứng rối loạn này gặp khá nhiều trong khoảng 2% người lớn. Phụ nữ dễ mắc chứng này hơn nam giới. Gần 20% các ca điều trị tâm lý là do chứng bệnh này. Nếu điều trị, bệnh nhân có thể thấy các triệu chứng được cải thiện. Cách điều trị bao gồm liệu pháp giúp bệnh nhân nói rõ hết cảm giác chứ không kìm nén, tự mình làm khổ mình. Thuốc thang cũng có thể có ích, và cần phải cai nghiện rượu hay ma túy. Có lúc cũng cần nhập viện, nhất là trong các trường hợp tự tử.

06. Histrionic Personality Disorder = Chứng đạo đức giả

Những người bị chứng đạo đức giả không ngừng truy tìm sự chú ý. Họ luôn cần mình là trung tâm chú ý, thường ngắt lời người khác để chi phối cuộc nói chuyện. Họ thường dùng ngôn ngữ long trọng hoành tráng để miêu tả mọi sự kiện hòng mong được tán thưởng. Họ có thể ăn mặc kỳ lạ hoặc phóng đại bệnh tật, mong được quan tâm. Người mắc chứng đạo đức giả thường phóng đại mọi quan hệ bạn bè, tin rằng mọi người đều yêu quý họ. Họ thường có khả năng thao túng người khác.

Triệu chứng: Luôn cần mình là trung tâm chú ý. Cư xử hay ăn mặc khiêu khích (khêu gợi). Cảm xúc thay đổi xoành xoạch và nông cạn. Thậm xưng hóa tình bạn. Nói năng đậm chất kịch. Là người rất dễ bị ảnh hưởng, dễ ám thị.

Thông tin thêm: Tạm thời không có gì.

07. Narcissistic Personality Disorder = Chứng rối loạn tự kỷ ái thị

Người mắc chứng này luôn lấy mình làm trung tâm chú ý. Cũng giống chứng đạo đức giả, những người mắc chứng này luôn tìm kiếm sự chú ý + tán thưởng. Họ phóng đại thành quả của mình, mong muốn người khác coi họ là thượng đẳng. Họ khá kỹ tính trong việc chọn bạn, vì họ tin rằng không phải ai cũng xứng đáng làm bạn họ. Họ thích tạo ấn tượng ban đầu thật là tốt, nhưng lại khó khăn trong việc duy trì quan hệ lâu dài. Thường thì họ không mấy hứng thú với tình cảm của người khác, và có thể lợi dụng người khác.

Triệu chứng: Đòi hỏi tán dương, ngưỡng mộ quá nhiều. Lợi dụng người khác. Tự cho mình là quan trọng quá đáng. Thiếu cảm thông với người khác. Nói dối người khác và cả bản thân mình. Bị ám ảnh về danh vọng, quyền lực, hoặc cái đẹp.

Thông tin thêm: Chứng bệnh này thường có ở đàn ông, và thường đi kèm với các chứng rối loạn khác.

08. Avoidant Personality Disorder = Hội chứng rối loạn xa cách.

Những người rối loạn xa cách là những người lo lắng băn khoăn về xã hội quá đáng. Những người này luôn cảm thấy mình không tương xứng và luôn lảng tránh những tình huống mang tính xã hội. Họ tìm kiếm những công việc không đòi hỏi giao tiếp với người khác. Họ sợ bị từ chối và luôn lo lắng sẽ tự làm mình xấu hổ trước người khác. Họ thường phóng đại những khó khăn của tình huống để kiếm cớ lảng tránh nó. Thường thì họ sẽ tự tạo ra thế giới thần tiên để thay thế hiện thực. Không như hội chứng loạn thần kinh, những người xa cách này luôn mong mỏi những mối quan hệ nhưng lại cảm thấy như mình không đủ khả năng nắm bắt. Họ thường chán nản và thiếu tự tin.

Triệu chứng: Hạn chế quan hệ xã hội, tránh xa mọi người vì sợ bị từ chối. Luôn bận tâm khi bị từ chối hay chỉ trích ngoài xã hội. Họ tránh các hoạt động mới vì sợ bị làm xấu mặt. Tự coi nhẹ bản thân, lạc lõng. Có mong muốn mạnh mẽ cải thiện quan hệ xã hội của mình. Tự khép kín và thiếu thân thiện. Tự tạo ra cuộc sống thần tiên.

Thông tin thêm: Tạm thời không có thông tin thêm.

09. Dependent Personality Disorder = Chứng rối loạn nhân cách dựa dẫm.

Luôn cần được người khác quan tâm, có xu hướng đeo bám người khác và sợ mất họ. Những người này có thể tự tử trước nguy cơ chia tay. Có xu hướng để cho người khác ra quyết định quan trọng giúp mình. Thường thay đổi quan hệ nhanh như chảo chớp. Thường tồn tại trong các quan hệ lạm dụng. Quá nhạy cảm với việc bị từ chối. Thường cảm thấy bất lực và trầm cảm.

Triệu chứng: Khó khăn trong việc ra quyết định. Cảm giác bất lực khi chỉ có một mình. Nếu bị từ chối thì sẽ nghĩ đến việc tự tử. Tính dễ bảo. Nếu bị chỉ trích hoặc phủ nhận thì tổn thương sâu sắc. Triệu chứng cuối cùng là không thể thỏa mãn được các nhu cầu thường ngày trong cuộc sống.

Thông tin thêm: Không có thông tin thêm.

10. Obsessive-Compulsive Personality Disorder (OCDP) = Hội chứng rối loạn ám ảnh-ép buộc.

Tuy hội chứng này nghe thì giống hội chứng rối loạn lo lắng về ám ảnh và ép buộc (obsessive-compulsive anxiety disorder), nhưng thật ra là 2 hội chứng thần kinh khác nhau. Người bị hội chứng này lúc nào cũng chú ý đến sự hoàn hảo và trật tự. Sự ám ảnh rằng mọi thứ phải được làm “đúng!” thường ảnh hưởng đến năng lực làm việc của họ. Họ thường để ý quá vào tiểu tiết mà lỡ mất bức hình lớn. Họ tự đặt ra tiêu chuẩn cao tới mức vô lý cho mình và người khác. Thường chỉ trích người khác khi không đạt được những tiêu chuẩn đó. Họ tránh làm việc theo nhóm, cho rằng mọi người quá sơ suất hay vô tích sự. Họ tránh đưa ra quyết định vì sợ sai lầm và thường không rộng lượng trong vấn đề thời gian hay tiền bạc. Họ thường khó thể hiện cảm xúc.

Triệu chứng: Cần sự hoàn hảo và kỷ luật quá đáng. Quá bận tâm về trật tự. Thiếu linh hoạt. Thiếu rộng lượng. Quá quan tâm đến tiểu tiết và nguyên tắc. Cống hiến hết mình cho công việc.

Thông tin thêm: Hiệu quả điều trị ở hội chứng này cao hơn các hội chứng khác. Kết hợp liệu pháp điều trị và thuốc thang có thể mang lại kết quả tốt.

--------

Đi tìm tranh với keyword waiting lại ra được cái này, và trong blog của Aoi :D Thiệt là trái đất nhỏ ghê XD

Theo như cái list này thì, mình không những hoang tưởng như mình đã biết mà còn rất rối loạn nhân cách, 1 tí rối loạn xa cách, và khá nhiều rối loạn ám ảnh- ép buộc. Bây giờ phải thốt lên là "bỏ cha rồi, mình nhiều bệnh quá", hay là "vui thiệt, mình nhiều bệnh quá"?

Còn cái dưới này, ban đầu là làm cho vui, vì nhớ là hình như từng làm rồi, chỉ bị chừng 2-3 cái high, còn lại là moderate với low cả. Không ngờ giờ làm lại mà hoảng hồn luôn. Nhưng phản đối chuyện nó kêu mình đạo đức giả nha =3=

DisorderRatingParanoid Disorder:Very HighSchizoid Disorder:ModerateSchizotypal Disorder:HighAntisocial Disorder:LowBorderline Disorder:ModerateHistrionic Disorder:HighNarcissistic Disorder:ModerateAvoidant Disorder:HighDependent Disorder:ModerateObsessive-Compulsive Disorder:High
-- Personality Disorder Test - Take It! --
-- Personality Disorders --

Sau khi dịch xong cho white làm thì thấy có vài câu lúc đầu mình đã hiểu sai '___' Khi làm lại lần 2 thì ra kết quả thế này. Tạm thời hơi nghi ngờ cái mức hoang tưởng là trung bình =))

DisorderRatingParanoid Disorder:ModerateSchizoid Disorder:HighSchizotypal Disorder:HighAntisocial Disorder:LowBorderline Disorder:LowHistrionic Disorder:LowNarcissistic Disorder:ModerateAvoidant Disorder:HighDependent Disorder:ModerateObsessive-Compulsive Disorder:High
-- Personality Disorder Test - Take It! --
-- Personality Disorders --

nhật ký & nhảm ký, psychology

Previous post Next post
Up