thề down xong shiwake xóa sổ ngay thunder và những thứ của nợ đính kèm theo thunder ra khỏi máy. nhìn cực kì ngứa mắt.
lại 1 lần nữa thấm nhuần câu "30 chưa phải là Tết". haiz~
hôm nọ mới đọc xong 2 truyện "đường còn dài, còn dài..." với "và khi tro bụi"
"đường còn dài, còn dài..." mang lại 1 cảm giác kì kì. thấy nó có chút gì đó của rừng Na Uy, bắt trẻ đồng xanh và chút triết của Paulo Coelho. nghĩa là quen, nhưng lại hổng quen. có lẽ vì cái không khí Việt Nam, vì những địa danh quen thuộc. có lẽ vì... chẳng biết nữa.
vài cảm xúc sau khi đọc truyện: ban đầu muốn sống cuồng nhiệt như N. nhưng khổ nỗi mình lại là L :)) mình ko đủ dũng cảm để vứt toẹt sách vở vào sọt rác, búng gọn cái sim vào bể cá và nhất là ko đủ can đảm để phản bội kì vọng của bố mẹ. rồi thì nghĩ giá mà có 1 ng bạn lớn như gã Sói thì vui ha. 1 kẻ đủng đỉnh lơ ngơ, lơ ngơ đủng đỉnh.
"và khi tro bụi" hay, hay đến run rẩy.
mọi câu chữ đều có sự kết nối với nhau. hay cả một đoạn dài chứ chẳng riêng 1 câu nào.
đọc truyện trên điện thoại, đèn đóm tắt hết, chỉ có 1 mình, đọc mấy đoạn mộng mị, ma ma thật thật, sợ nổi da gà, hức.
truyện buồn. cái không khí trong truyện buồn đến tĩnh lặng, đến đóng băng, đóng cục cả nỗi buồn. một không khí xám xịt. ừ, tro bụi mà.
buồn nhất có lẽ là câu chuyện được hé lộ ở cuối truyện. buồn, không, đau thì đúng hơn. đau lây cái nỗi đau của nhân vật. để đến khi đọc đến hết những dòng cuối cùng mới hiểu cái câu đề tựa
"Và khi tro bụi rơi về
Trong thinh lặng đó, cận kề quê hương"
Edit 31/12: hôm qua mình đã có chút nhầm lẫn. truyện mà mình thấy có chút hơi hướng triết của Paulo Coelho là "và khi tro bụi" chứ ko phải "đường còn dài, còn dài..."
một đoạn mà mình thích nhất trong "và khi tro bụi"
"Buổi tối, tôi đọc vài trang trong quyển Tử kinh Tây Tạng. Cuốn sách chỉ lối cho người chết trong tầng trời trung gian giữa thế giới này và những thế giới khác. Nơi đó tôi sẽ không còn trí thông minh, không còn cảm xúc, không còn ý chí. Chỉ còn là một cái hồn không biết mình bắt đầu và chấm dứt nơi đâu, lang thang trong mờ mịt. Quyển sách là cẩm nang đi đường cho những linh hồn chờ tàu trong ga chuyển tiếp. Có những chuyến tàu xuống âm cung, có những chuyến lên cõi Phật, có những chuyến lại vòng về chốn cũ. Sách dạy tôi đọc các bảng hiệu để tìm ra lối đi trong trăm nghìn ngả rẽ. Ở một nơi không còn ý nghĩ, các bảng hiệu không được viết bằng chữ, không thể được hiểu bằng lý lẽ, mà được nhận ra bằng màu sắc. Mầu sắc của cõi chết là mầu sắc của chiêm bao, chập chờn, thăm thẳm. Những mầu sắc không còn móc nối nào với cuộc đời hữu hình. Ký ức của người chết không còn ánh sáng, không còn bóng tối, nhập nhòa nhận ra sắc vàng, sắc tím, sắc xanh của những đường tàu đi vào những thế giới không còn là thế giới. Sách dạy tôi phân biệt mầu sắc của mê muội, của giác ngộ, của đau khổ, của hạnh phúc. Tôi đọc và không hiểu gì cả. Người ta bảo tôi nhắm mắt lại mà hiểu rằng màu tím là màu của quỷ và màu hồng là màu của phật (hay là ngược lại, chỉ một phút sau là tôi đã không còn nhớ rõ).
Tôi gấp quyển sách lại. Quyển sách đã được lưu truyền bao nhiêu thế kỷ để hôm nay nó rơi vào tay tôi, một người không biết cách đọc nó. Tôi đã tìm cách hiểu nó bằng lý trí, bằng trực giác, bằng lòng thành, nhưng đều không được. Nhưng từ mấy trang trong cuốn sách đó tôi hiểu một điều có lẽ người ta không bao giờ có ý định muốn nói: rằng hạnh phúc và đau khổ chỉ khác nhau như màu hồng và màu tím. Đứng ở xa nhìn lại, tôi sẽ không còn phân biệt được giữa hai màu, chỉ nhớ lại rằng cả hai đều là một thứ đam mê. Nhiều lần nghe một bài nhạc tôi đã không biết mình đang thực sự chìm sâu trong đau khổ hay là trong hạnh phúc. Khi đau thương xảy đến trong đời thật, người ta biết cái buốt của vết cắt trên da thịt, sự choáng váng ở bờ vực, màu đen mù lòa của sự suy sụp. Nhưng rồi với năm tháng, bóng tối không trở thành ánh sáng, mà nó loang vào trong màu thời gian. Thương đau biến thành nỗi buồn, và nỗi buồn gần với cái đẹp, cũng như hạnh phúc gần với cái đẹp. Từ lâu rồi người Hy lạp đã xếp bi kịch vào một ngành mỹ thuật.
Trong bất hạnh cũng có cái đẹp.
Tôi viết câu trên vào quyển sổ, và trước khi viết xong câu, tôi biết rằng tôi không bao giờ muốn đã viết ra nó. Bởi vì nó vừa là sự thật, vừa trái ngược với sự thật. Bất hạnh đã tước đi tất cả ước ao được sống của tôi. Tôi không còn muốn biết, không còn sức lực để biết rằng nếu sống, mình có còn một ngày mai nào không. Và nếu chết, sau đó có chăng một sân ga với những chuyến tàu xuôi ngược về một thiên đường hay địa ngục nào. Có lẽ cái chết không có màu hồng hay màu tím phôi pha nhạt nhòa của một giấc chiêm bao, mà là màu đen tuyệt đối của sự vùi lấp tuyệt đối. Hoặc là nó có màu trắng tuyệt đối của sự mất mát tuyệt đối…"
buồn nhưng hay~