Ai biết được ngày xưa Nino từng viết truyện nhỉ :(... Mà câu chuyện của anh giống cổ tích mà sao buồn thế.. Một cậu con trai 18 tuổi viết ra một câu chuyện thật buồn, giống một bi kịch tồn tại dai dẳng thì hơn..
Khi anh nói về Aiba và Jun thể hiện được cảm xúc của mình, có lẽ trong sâu thẳm anh thực sự muốn mình cũng có thể khóc, có thể thể hiện con người thật của mình, có thể become completely naked? Có phải thế không nhỉ? Hay chỉ là tưởng tượng của em?
credits:
Eng trans:
barbosa2007 Scans:
ltgmars Episode 2: Những điều anh cảm nhận. Những điều anh thể hiện.
Lúc nào cũng bình tĩnh và thản nhiên. Nói cách khác, một gương mặt phớt tỉnh.
“Tôi ít khi khóc hay nổi giận. Cho dù tôi bị cảm động đi nữa, tôi quên đi ngay lập tức.”
Ngay cả lúc anh nói những lời nói thông minh ấy, anh vẫn có thể phác lên một bức chân dung những cảm xúc mơ hồ và một cá tính phức tạp. Anh nói hời hợt vậy hay còn ẩn ý chua cay gì nữa.
Diễn viên, Ninomiya Kazunari.
Là một người đàn ông, làm sao anh có thể phối hợp những gì anh trải qua trong đời thực vào diễn xuất?
Niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, căm ghét - anh giấu gì ở trong trái tim mình?
Một người không thể hiện cảm xúc của mình trước người khác - trong lời nói mơ hồ ấy ẩn dấu ý nguyện thật của anh.
Khi còn bé, tôi không nói hẳn ra tôi cảm thấy thế nào. Có lẽ tôi không thấy hứng thú với bản thân mình. Tôi không quan tâm người khác nhìn tôi thế nào. Dù tôi nói hay cảm thấy gì, tôi nghĩ mọi người xung quanh chắc cũng chẳng làm sao đâu. Có thể từ bé tôi đã phớt tỉnh rồi. Tôi là một thằng bé cứng đầu, thật đấy (cười).
Để một người tức giận, vui vẻ, khóc và biểu lộ cảm xúc của anh ta trước mặt người khác phải cần sự quan tâm đặc biệt nhất. Ví dụ, khi Arashi đi ăn với staff, Aiba-kun hay Jun-kun thường nói “Món nay tuyệt vời!” Để làm vậy họ cần phải đọc được bầu không khí xung quanh. Ừm, tôi nghĩ họ chắc cũng nghĩ món ăn thật ngon đấy. Tuy nhiên, để họ có thể nói ra những suy nghĩ của mình thì cần một sự cảm thông nhất định.
Mọi người xung quanh họ sẽ vui khi biết họ thấy món ăn ngon và tôi nghĩ để làm được vậy họ cần phải có sự quan tâm. Tôi không phải là người như thế. Mặc dù có lẽ cũng tại vì tôi không hứng thú với đồ ăn. (cười)
Tôi cũng có những cảm xúc và suy nghĩ khác sau. Tôi thích dành thời gian của mình để chơi game và làm ảo thuật. Tôi luôn cảm thấy những cảm giác khó tả mỗi khi tôi biểu diễn. Tuy nhiên, tôi nghĩ điều quan trọng là tôi không trở nên xúc động trong những lúc ấy. Nếu tôi buông thả mình tôi sẽ trở nên tự kiêu.
Chính vì tôi có thể kiềm chế bản thân mình trước khi tôi bị cảm xúc lấn át nên tôi mới có thể đạt đến trình độ cao hơn. Ví dụ, một buổi biểu diễn live có thể diễn ra rất tốt, nhưng bởi vì sự thỏa mãn của tôi không bắt nguồn từ sự thành công (của buổi diễn) nên tôi không bị xúc động. Những lúc tôi vui hay buồn, tôi cũng cảm thấy những cảm giác bình thường như bao người khác. Nhưng bởi vì tôi dễ dàng kiềm chế bản thân mình nhanh chóng nên tôi có thể tiếp tục đi tới.
Tại sao anh lại nghĩ rằng có sự khác biệt giữa việc nổi tiếng và được mến mộ.
Để có thể cảm nhận một việc gì đó, bạn cần phải sử dụng năng lượng phải không? Và bởi vì tôi không muốn phung phí năng lượng vào những cảm xúc không hay như là ghét bỏ, nên cơ bản là tôi không ghét người khác. Mặt khác, khi tôi thích điều gì đó/ai đó, những cảm xúc tích cực tự nảy sinh nên tôi thường ấp ủ chúng nhiều hơn. Nhưng có vẻ bởi vì tôi không biểu lộ ra ngòai nên mọi người khó hiểu được tôi. Có lẽ đó là lí do tại sao tôi không có nhiều bạn cùng tuổi. Tôi thường xuyên đi uống với những người ở tuổi bốn mươi! (cười). Những người như là (Takahashi) Katsumi-san, Katsumura (Masanobu)-san (cười).
Ngược lại, tôi chưa bao giờ nghĩ xem tôi có phải là người được mến mộ hay không. Nếu tôi phải lựa chọn giữa tôi nổi tiếng hay không nổi tiếng, tôi có lẽ sẽ chọn vế sau. Thật đấy! Nếu tôi không được chiều chuộng bởi những người hứng thú với tôi, tôi sẽ không nghĩ mình nổi tiếng đâu. Trong suy nghĩ của tôi, được mến mộ và nổi tiếng là hai phạm trù hòan tòan khác nhau.
Ai đó đến concert của chúng tôi có thể nói “Wow, Arashi được nhiều người mến mộ thật!” Nhưng tôi không bao giờ dịch thông điệp đó thành Arashi nổi tiếng. Tôi thực sự rất hạnh phúc khi tôi nhận được những ủng hộ như thế (từ các fans), nhưng bạn biết không, có lẽ bởi vì bạn theo dõi tôi từ một khoảng cách xa nên bạn có thể tiếp tục thích tôi. Ví dụ, tôi thích Takeuchi Yuko. Nhưng tôi thích cô ấy vì xem phim và đọc tạp chí. Cảm giác của tôi đối với cô ấy là kết hợp của kính trọng và mơ hồ. Tôi không muốn phá hỏng (khoảng cách) này nên nếu tôi nhận được lời mời hợp tác với cô ấy trong một dự án, có lẽ tôi sẽ rất khó chịu. Mọi người thích tôi cũng như thế. Tôi nghĩ sẽ rất ít người có thể thích cách tôi chạy vội về nhà sau khi biểu diễn để chơi games. Nếu thực sự có người thích con người thực của tôi, tôi sẽ nghĩ họ thật đáng thương. “Ừm, còn có nhiều người đàn ông tốt hơn ở ngoài kia!”
Mỗi lần tôi nhận một vai mới, tôi không thể dựa vào mình để liệt kê những phẩm chất của nhân vật.
Mỗi lần tôi tham gia một dự án mới, tôi rất sợ câu hỏi này: “Nhân vật này là người như thế nào?”
Ừm, chị thấy đấy, để dán mác một người bằng phẩm chất này hay phẩm chất khác là rất khó. Dù là một người nhưng tùy thuộc vào tình thế anh ta đang gặp phải và người anh ta đang nói chuyện, anh ta sẽ có những phản ứng và tình cảm khác nhau phải vậy không? (Ví dụ) khi tôi nói chuyện với quản lí của tôi sẽ khác với khi tôi đang phỏng vấn như thế này. Tôi thực sự nghĩ là điều đó tùy vào mỗi quan hệ giữa hai bên.
Điều này cũng áp dụng cho Kouichi trong Ryuusei no Kizuna nữa. Tôi không thể dễ dàng miêu tả anh ta là người như thế nào. Anh ta muốn bảo vệ em gái của mình và bực mình với thằng em vô tích sự. Nói cách khác, Kouichi thể hiện những cá tính khác nhau đối với anh em của anh ta. Ở quán cari anh ta làm việc, anh ta lại trở thành một người khác nữa. Và sự đa dạng hóa tính cách này không chỉ đến từ kịch bản mà còn ăn nhập vào lời thoại của mỗi nhân vật nữa.
Tất nhiên có những người không theo cách diễn xuất này. Có nhiều diễn viên sẽ nghĩ “Bởi vì nhân vật của mình chống lại nhân vật của anh ấy, mình sẽ giữ lập trường chống đối và im lặng đối với nhân vật đó.” Mặc dù tôi không nghĩ cách diễn đó có gì sai, nhưng tôi thì khác. Đầu tiên, tôi sẽ suy nghĩ tại sao nhân vật của tôi lại thù hằn nhân vật đó. Để ai đó trở nên đáng ghét thì cần phải có một lí do. Bởi vì để ghét ai đó cần phải có năng lượng, nếu không có một lí do đặc biệt thì tôi nghĩ lòng thù hận không nên tồn tại.
Khi tôi đã nắm được nguyên nhân đó, tôi sẽ đến phim trường để phối hợp với bạn diễn. Nên tôi không có một cuộc “đối mặt” với người đó, tôi sẽ không biết mình phải thực sự đối mặt với những cảm xúc như thế nào. Tôi không thể liệt kê ra một danh sách các tính cách. Đối với tôi, điều quan trọng là nhân vật của tôi phải thể hiện sự chân thật và khía cạnh con người.
Bạn có thể sống một cuộc sống theo ý mình qua tưởng tượng và những giấc mơ của bạn.
Đối với diễn xuất, tôi nghĩ không cần thiết phải trải qua cùng một kinh nghiệm hay cảm giác mà nhân vật trải qua. Tôi nghĩ là đối với một cô gái chưa từng sinh nở, cô ấy vẫn có thể hiểu được cảm giác của một người mẹ, phải không? Trong cuộc đời, bạn có thể quay lại một con đường bạn đã đi, trong diễn xuất, công việc của diễn viên là phải đi trên con đường của một người mà anh không biết.
Tôi không nghĩ diễn xuất của bạn cứ nhất thiết tốt hơn khi bạn diễn một vai có những cung bậc tình cảm bạn đã từng trải qua. Ngược lại, đối với tôi như vậy còn khó hơn. Đối với một người đã thông minh từ nhỏ, để anh ta diễn một vai thông mình là một thử thách không nhỏ. Chị thử nghĩ xem, có lẽ anh ta chưa bao giờ nghĩ tại sao anh ta lại thông minh, phải không? Tôi nghĩ một vai phù hợp phải là một vai có tính cách hòan tòan đối nghịch với tính cách của diễn viên. Chính bởi vì tôi hòan tòan khác với nhân vật tôi đang thể hiện nên tôi có thể thả cho trí tưởng tượng của mình bay bổng tới những khả năng vô tận.
Tôi là người thích mơ mộng và tưởng tượng. Đó là lí do tôi thấy diễn xuất thật thú vị. Cũng giống như tôi viết (truyện) vậy. Khi tôi 18 tuổi và muốn trở thành đạo diễn, tôi nói cho cản lí biết và họ nói tôi hãy thử viết truyện xem…
Nên tôi viết hai câu chuyện, mỗi câu chuyện đều theo đuổi motif của Nàng Tiên Cá. Truyện Nàng Tiên Cá kể về một nàng tiên cá đang yêu, và để theo đuổi hoàng tử nàng yêu, nàng phải trả giá để mất cảm giác của mình. Trong cuộc cá cược để khiến người nàng yêu đáp trả lại tình yêu của nàng, để người nàng yêu chỉ quay mặt chàng lại nhìn nàng thôi, nàng đánh mất cảm giác của mình. Thị giác, thính giác và vị giác dần dần biến mất. Cuối cùng, khi nàng nghĩ người yêu của mình đã chết, nàng tự cắt cơ thể mình. Lúc đó, cảm giác của nàng đã mất nên nàng không cảm thấy đau đớn gì cả. Vậy là, dù nàng muốn chết, nàng không thể. Cứ thế nàng sống vĩnh viễn trong thất vọng đau đớn. Bây giờ nghĩ lại, câu chuyện thật hoang đường. Tôi không hiểu sao tôi lại viết cái gì như thế chứ. (cười)